Đèn cổ Việt Nam - Bảo vật Quốc gia
Ngày 1/2/2013 , Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã khai mạc trưng bày “Đèn cổ Việt Nam”. Tại triển lãm có hơn 50 hiện vật đặc biệt, thuộc bộ sưu tập đèn cổ có từ cách đây 2.500 năm đến đầu thế kỷ XX, được chế tác công phu, tinh xảo. Triển lãm kéo dài đến hết tháng 5/2013
Ngày 1/2/2013 , Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã khai mạc trưng bày “Đèn cổ Việt Nam”. Tại triển lãm có hơn 50 hiện vật đặc biệt, thuộc bộ sưu tập đèn cổ có từ cách đây 2.500 năm đến đầu thế kỷ XX, được chế tác công phu, tinh xảo. Triển lãm kéo dài đến hết tháng 5/2013
Các hiện vật trưng bày sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát và hệ thống về đặc điểm cấu tạo; kỹ thuật, chất liệu chế tác; phương pháp, chức năng sử dụng của sưu tập đèn Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; những dữ liệu để tìm hiểu, nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, tâm linh của người Việt Nam cùng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của sưu tập, đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam.
Cây đèn hình người quỳ bằng đồng có niên đại văn hóa Đông Sơn cách nay khoảng 2.500-2.000. Một hiện vật đặc sắc vừa được công nhận là "Bảo vật quốc gia". Đây là cây đèn do nhà khảo cổ học Thụy Điển Robert Ture Olov Janse tìm thấy trong một ngôi mộ cổ ở Lạc Trường, Thanh Hóa. Đây là đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật cổ thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn. Đồng thời phản ánh sự giao thoa văn hóa trong khu vực dựa trên nền tảng văn hóa Đông Sơn bản địa.
Đèn được coi là một trong những phát minh lâu đời của nhân loại. Nhờ có đèn, người cổ đã biết kiểm soát, chế ngự được lửa nhằm phục vụ lợi ích cuộc sống và lao động. Không chỉ được sử dụng để thắp sáng, sưởi ấm trong sinh hoạt, đèn còn có vai trò quan trọng trong nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, gắn bó với các không gian tâm linh của người Việt.
Đèn được coi là một trong những phát minh lâu đời của nhân loại. Nhờ có đèn, người cổ đã biết kiểm soát, chế ngự được lửa nhằm phục vụ lợi ích cuộc sống và lao động. Không chỉ được sử dụng để thắp sáng, sưởi ấm trong sinh hoạt, đèn còn có vai trò quan trọng trong nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, gắn bó với các không gian tâm linh của người Việt.
Những chiếc đèn cổ nhất trưng bày trong triển lãm này có niên đại từ thế kỷ 5 trước Công nguyên đến thế kỷ 4 sau Công nguyên với các hiện vật thuộc văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo.
Đèn văn hóa Đông Sơn chủ yếu đúc bằng chất liệu đồng như một biểu tượng về cây vũ trụ với rất nhiều hình tượng người, tượng các con vật như voi, bò. Chân đèn phát hiện ở di chỉ Hòa Diêm thuộc văn hóa Sa Huỳnh còn có thể sử dụng trên các thuyền đánh cá.
Theo đánh giá của các chuyên gia, những họa tiết, trang trí mỹ thuật đã cho thấy rất nhiều bằng chứng về sự giao lưu với văn hóa phương Tây từ lúc còn sất sớm.
Bắt đầu từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 10, ngoài vật liệu đồng, những chiếc đèn còn được chế tác bởi chất liệu gốm, chủ yếu được tìm thấy trong các ngôi mộ gạch cổ.
Giai đoạn phong kiến Việt Nam từ thế kỷ 11 đến 20 phát triển rầm rộ với đủ các loại vật liệu: gốm, đồng, sắt, gỗ… Đặc biệt từ thời Trần, nhiều loại chân đèn có kích thước lớn, phong phú về hoa văn trang trí, được chế tác tỉ mỉ hơn. Những chiếc đèn thời kỳ này còn có khắc minh văn chữ Hán Nôm cho biết về niên đại, nghệ nhân, địa điểm chế tác và nơi sử dụng.
Đèn hình hươu bằng đồng có niên đại từ thời văn hóa Đông Sơn, cách nay khoảng 2.500-2000 năm.
Tượng phỗng dâng đèn được làm bằng đá thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18.
Tượng phỗng dâng đèn được làm bằng đồng thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18.
Chân đèn hình nghê đội chữ Thọ bằng gốm men ngà thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17
Chân nến trúc hóa long – gốm men rạn thời Nguyễn, thế kỷ 19-20.
Chân đèn rồng được làm bằng gốm men lam, được làm từ thời Mạc, thế kỷ 16.
Chân đèn bằng gốm hoa lam đắp nổi thời Mạc (niên hiệu Diên Thành thứ 3, năm 1580)
Đĩa đèn 5 bấc được làm bằng gốm men ngà, được làm từ thời Trần, thế kỷ 13-14.
Đèn hình đài sen được làm từ chất liệu gốm men nâu, được làm từ thời Lý, thế kỷ 11-13.
Đèn gốm tìm thấy ở di chỉ Hòa Diêm (Khánh Hòa), thời văn hóa Sa Huỳnh có niên đại 2500 đến 2000 năm
Đèn gốm tìm thấy ở di chỉ Hòa Diêm (Khánh Hòa), thời văn hóa Sa Huỳnh có niên đại 2500 đến 2000 năm
Đèn hình voi được làm bằng đồng thời văn hóa Đông Sơn có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500-2000 năm.
Đèn treo được làm bằng đồng thời văn hóa Đông Sơn có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500-2000 năm.
Đèn ba chân được làm bằng đồng được làm từ thời văn hóa Đông Sơn cách nay khoảng 2.500-2000 năm.
Đèn hình người bằng đồng, thuộc văn hóa Óc Eo từ thế kỷ 4-6 được phát hiện tại huyện Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Chân đèn hình người cưỡi thú - Đồng, thế kỷ 1 - 3.
Chân đèn hình người cưỡi thú - Đồng, thế kỷ 1 - 3.
Đèn chạm nổi hoa sen được làm từ chất liệu đồng, có niên đại từ thời Lê Sơ, thế kỷ 15.
Chân đèn hình tòa cửu long được làm bằng sắt. Chân đèn được làm từ thời Nguyễn, thế kỷ 19-20. Chân đèn có 9 con rồng hình chầu nguyệt. Những nét chạm trên chất liệu sắt của chân đèn đạt tới mức tinh xảo.
Tượng Kim Đồng Ngọc Nữ dâng đèn bằng đồng, thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19, 20.
Đèn hình hạc cưỡi rùa bằng đồng, thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19, 20.
Một số cổ vật khác tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
Bộ sưu tập cổ vật hiếm thấy ở Việt Nam
Không ít người ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những bảo vật vô giá thời kỳ các triều đại phong kiến, từ thời đại văn hóa Đông Sơn tới triều Nguyễn được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội tháng 8/2012.
Bộ sưu tập cổ vật quý hiếm từ thời văn hóa Đông Sơn.
-------------